Công bố tư liệuHoạt độngSự kiện

Giới thiệu bộ mộc bản kinh Dược sư trùng san tại chùa Đại Từ Ân

Nhân dịp triển lãm mùa Phật Đản năm 2023, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm in kinh sách Hán Nôm, và chọn bộ ván Kinh Dược sư được trùng san (khắc mới) năm Nhâm Dần 2022, đang được tàng bản tại Viện Tịnh Luật chùa Đại Từ Ân, làm ván mẫu để in.

Kinh Dược Sư hay còn gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, là kinh điển do Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch ra Hán văn khoảng năm 650, tại chùa Đại Từ Ân ở Trường An, kinh đô nhà Đường. Quan niệm nhà Phật cho rằng trì tụng kinh này sẽ giúp tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng nghiệp lành. Hiện có bản dịch tiếng Việt của Hòa Thượng Thích Huyền Dung, tại link : . Ngoài ra còn có bản Kinh Dược sư do BẮC LƯƠNG THIÊN TRÚC TAM TẠNG ĐÀM VÔ SẤM PHỤNG CHIẾU DỊCH. ĐOÀN TRUNG CÒN – NGUYỄN MINH TIẾN Việt dịch và chú giải, có thể xem pdf :

Ý NGHĨA CỦA CÁC TRANG KINH IN TRẢI NGHIỆM:
Trên tay của quý vị chính là bản in từ ván khắc bộ kinh Phật Dược sư, ván khắc đang lưu và bảo quản tại chùa Đại Từ Ân. Trong dịp đại lễ Phật đản, nhằm mong muốn cho mọi người có thể trải nghiệm và tìm hiểu quá trình khắc ván, in kinh của tiền nhân, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam cùng với chùa Đại Từ Ân thỉnh bộ ván này để mọi người hoan hỷ tham quan trải nghiệm. Nguyện cầu quý vị khi thỉnh được tranh Phật và trang kinh thì phúc phần ngày càng tăng thêm, bệnh tật ngày càng bị đẩy lùi.
Chúng ta đều biết trên thế gian này có biết bao nỗi khổ như sinh, lão, bệnh, tử khổ cố kết từ đời này qua đời khác. Thế gian này từ người nghèo hèn cho đến bậc tôn quý giàu sang, không ai tránh được cái vòng luẩn quẩn ấy. Vì vậy mà xưa kia, Đức Thích Ca đã từ bỏ thân thế, đoạn tình ân ái hẹp hòi để đi tìm chân lý giải thoát. Khi đã thành đạo Bồ đề, trải 49 năm chu du thuyết pháp, Ngài đã tuỳ căn cơ của chúng sinh, khi quyền, khi thật nói ra vô lượng pháp môn để cứu độ muôn loài thoát khổ, được vui. Trong bộ kinh này, Đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni đã giới thiệu cho chúng ta thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư cùng những công hạnh và nguyện lực rộng lớn của Ngài. Phải chăng đó là những phương thức tối diệu để chỉ cách cho ta tự tạo lấy một cảnh giới huy hoàng mà trong đó chúng ta sẽ tìm được niềm vui bất diệt?. Khi thỉnh bộ kinh Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Trì tụng kinh này sẽ giúp tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng nghiệp lành.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

GIỚI THIỆU CỤ THỂ TỪNG VÁN :

Ván 1/1 (mặt trước):
– Trang a: tiêu đề
Tiêu đề ghi “Dược sư bản nguyện công đức kinh”,
bên phải dòng tiêu đề ghi “Nhâm Dần niên Phật đản sinh nhật trùng san”,
bên trái dòng tiêu đề ghi “Đại Từ Ân tự Tịnh Luật Viện tàng bản”
– Trang b: ảnh Phật
– Giáp trang: để trắng

 

Ván 1/2 (mặt sau):
Trang a: Bài hậu dẫn của Sa môn Thích Tiến Đạt
Trang b: Ảnh hộ pháp. Phía trên có dòng chữ “Hộ Pháp chư thiên Bồ tát”
Giáp trang: để trắng

Ván 2/1 :
– Trang a: tiêu đề
Tiêu đề ghi “Dược sư bản nguyện công đức kinh”,
bên phải dòng tiêu đề ghi “Nhâm Dần niên Phật đản sinh nhật trùng san”,
bên trái dòng tiêu đề ghi “Đại Từ Ân tự Tịnh Luật Viện tàng bản”
– Trang b: Ảnh hộ pháp. Phía trên có dòng chữ “Hộ Pháp chư thiên Bồ tát”
– Giáp trang: để trắng

Ván 2/2 :
– Trang a: Ảnh Phật
– Trang b: Bài hậu dẫn, dòng cuối ghi “Xiển Pháp đệ ngũ đại Sa Môn Thích Tiến Đạt trùng san kính dẫn”
– Giáp trang: trắng


Ván 3/1:
– Trang a : ảnh Phật
– Trang b : đoạn mở đầu kinh
– Giáp trang (rìa sách) ghi : “Dược sư Kinh thủ”


Ván 3/2 (mặt sau) để trắng

Ván 4/1:
Thuộc phần nội dung kinh tờ 10
– Tờ 10a, phiên âm : Thứ bổ Phật xứ tất năng trì bỉ Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai chánh pháp bảo tạng. “Thị cố, Mạn-thù-thất-lỵ! Chư hữu tín tâm, thiện nam tử, thiện nữ nhân đẳng, ưng đương nguyện sanh bỉ Phật thế giới.” Nhĩ thời, Thế Tôn phục cáo Mạn-thù thất-lỵ đồng tử ngôn: “Mạn-thù-thất-lỵ! Hữu chư chúng sanh bất thức thiện ác, duy [Tờ 10a]
– Tờ 10b : hoài tham lận, bất tri bố thí cập thí quả báo. Ngu si vô trí, khuyết ư tín căn. Đa tụ tài bảo, cần gia thủ hộ. Kiến khất giả lai, kỳ tâm bất hỷ. Thiết bất hoạch dĩ nhi hành thí thời, như cát thân nhục, thâm sanh thống tích. “Phục hữu vô lượng khan tham hữu tình, tích tập tư tài, ư kỳ tự thân thượng bất thọ dụng. Hà huống năng dữ phụ mẫu, thê [10b]
– Giáp trang ghi: Dược sư kinh, thập

Ván 4/2:
Thuộc phần nội dung kinh tờ 11
– Tờ 11a (phiên âm): thê tử, nô tỳ tác sử, cập lai khất giả? Bỉ chư hữu tình, tùng thử mạng chung, sanh ngạ quỉ giới hoặc bàng sanh thú. Do tích nhân gian, tằng đắc tạm văn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai danh cố, niệm tại ác thú, tạm đắc ức niệm bỉ Như Lai danh. Tức ư niệm thời, tùng bỉ xứ một, hoàn sanh nhân trung, đắc túc mạng niệm, úy ác thú khổ, bất nhạo dục lạc [Tờ 11a]
– Tờ 11b (phiên âm): , háo hành huệ thí, tán thán thí giả. Nhất thiết sở hữu, tất vô tham tích. Tiệm thứ thượng năng dĩ đầu mục, thủ túc, huyết nhục, thân phận, thí lai cầu giả. Huống dư tài vật? “Phục thứ, Mạn-thù-thất-lỵ! Nhược chư hữu tình, tuy ư Như Lai thọ chư học xứ, nhi phá thi-la. Hữu tuy bất phá thi-la, nhi phá quỹ tắc. Hữu ư thi-la, quỹ tắc [11b]
– Giáp trang ghi: Dược sư kinh , thập nhất

 

Đoạn dịch tờ 10 và 11 (gồm 4 trang, gộp lại để dễ đọc):
[10] Đó là hai vị đứng đầu trong chúng Bồ Tát vô số vô lượng nơi đó. Các ngài chỉ còn một lần thọ sanh nữa là thành Phật, có thể truyền giữ kho báu Chánh Pháp của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. “Văn-thù-sư-lợi! Vì vậy những kẻ nam người nữ có lòng tin, nên phát nguyện sanh về thế giới của đức Phật ấy.” Lúc ấy, Thế Tôn lại bảo ngài Văn-thù-sư lợi rằng: “Văn-thù-sư-lợi! Có những chúng sanh chẳng biết lành dữ, chỉ ôm ấp tánh tham lam keo lận, chẳng biết đến bố thí và phước báo của việc bố thí; ngu si không có trí huệ, thiếu mất lòng tin, thường gom góp tiền bạc, của quý, chăm chăm giữ lấy; thấy người đến xin họ chẳng vui lòng. Như gặp lúc bất đắc dĩ mà phải cho, thì tiếc rẻ như phải cắt xẻo da thịt trong thân thể, đau đớn thương tiếc. “Lại có vô số những người tham lam keo lận, tích trữ tiền bạc của cải, tự mình chẳng dám tiêu dùng, nói chi đến việc mang cho cha mẹ, vợ [11] con, tôi tớ, người giúp việc hoặc kẻ đến xin? Những người ấy, khi bỏ mạng ở cảnh này thì sanh nơi cảnh giới ngạ quỷ, hoặc trong nẻo súc sanh. Do thuở còn làm người được thoáng nghe qua danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên nay sanh trong nẻo ác, họ bèn nhớ lại. “Ngay khi nhớ tưởng đến, liền được bỏ thân nơi nẻo ác, sanh trong loài người, lại nhớ được đời trước của mình, lấy làm ghê sợ sự khổ nơi nẻo ác nên không còn ưa thích dục lạc, chuộng làm việc bố thí, giúp người, khen ngợi những người bố thí. Ngài Huyền Trang dùng trong Hán văn là “bàng sanh thú”, cũng tức là từ “súc sanh” thường dùng trong các bản dịch khác trước ngài. Vì là những loài sanh sống bên cạnh loài người nên gọi là bàng sanh, kỳ thật cũng như gọi là súc sanh, không khác. Họ chẳng còn tham tiếc tất cả những thứ mình sở hữu. Dần dần, họ có thể lấy cả đầu, mắt, tay chân, máu thịt, thân thể mà cho những kẻ đến xin, huống chi là những tài vật khác? “Lại nữa, Văn-thù-sư-lợi! Nếu có những người tuy được học đạo nơi đức Như Lai, nhưng phạm vào các giới cấm; hoặc chẳng phạm giới, nhưng phạm vào quỹ tắc; hoặc chẳng phạm giới và quỹ tắc

Ván 5/1: tờ thủ
– Trang a : bỏ trắng
– Trang b : ảnh Phật
– Giáp trang ghi: Dược sư kinh, thủ

Ván 5/2: Thuộc phần nội dung kinh tờ 38
– Tờ 38a : (lời kinh)
– Tờ 38b : (lời kinh)

 

Phiên âm tờ 38:
[38a] Thập nhị dược xoa đại tướng trợ phật tuyên hoằng ngũ sắc thái lũ kết kỳ danh tùy nguyện tất viên thành oán nghiệp thủy thanh phúc thọ vĩnh khang ninh
Nam mô bạt già phạt đế bệ sát xả, lủ rô thích lưu ly bác lặt bà hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia a ra ha đế tam miệu tam bột đà gia đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả, tam một yết đế tóa ha. Giải kết giải kết giải oán kết giải liễu đa sinh oán hòa nghiệp tẩy.
[38b] tâm điều lự phát kiền thành kim đối phật tiền cầu giải kết Dược Sư phật dược sư phật tiêu tai diên thọ dược sư phật.
nam mô tiêu tai diên thọ dược sư phật. Tam biến .
Nguyện dĩ thử công đức phổ cập ư nhất thiết ngã đẳng dữ chúng sinh giai cộng thành phật đạo.

Canh ngọ niên cốc hạ nhật trùng san
Hà Thành Yên Giám phố Xiển Pháp tự tàng bản.


Ghi chú: Đoạn tụng chân ngôn theo âm tiếng Phạn (chữ màu nâu đỏ) phiên theo bản của HT Thích Huyền Dung, gọi là DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN.

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

Protected: Công cụ OCR và phiên dịch

There is no excerpt because this is a protected post.

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ (Thiếu một vài số, nguồn : http://thuvienphatgiao.com)...

Sách Ebook Phật giáo Nguyên Thủy

Tìm theo tên sách:   Achaan Naeb – Giáo Trình Thiền Minh...