Giới thiệu

Tên gọi:

  • Tên tiếng Việt: Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam
  • Tên tiếng Anh: Vietnam Buddhism Documentation Center

Vị trí pháp lý và cơ chế hoạt động

  • Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam là đơn vị hoạt động theo cơ chế đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên; 
  • Trung tâm hoạt động theo quy định Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phân viện Hà Nội, pháp luật Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Tổ chức thu thập, hệ thống, số hóa và lưu trữ, bảo tồn các nguồn tư liệu về Phật giáo Việt Nam; thực hiện nghiên cứu, phục vụ đào tạo, phát huy giá trị của các nguồn tư liệu Phật giáo Việt Nam.

Nhiệm vụ

  • Tổ chức thu thập và sưu tầm các nguồn tư liệu về Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước lưu trữ, bảo quản và nghiên cứu.
  • Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thực hiện số hóa tư liệu Phật giáo Việt Nam.
  • Phục vụ tra cứu theo các nhu cầu nghiên cứu, đào tạo; khai thác, sử dụng và phát huy giá trị tư liệu Phật giáo Việt Nam.
  • Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học chuyển giao tư liệu về Phật giáo Việt Nam. 
  • Thực hiện các hoạt động giao lưu, trao đổi, hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực tư liệu Phật giáo Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam bao gồm:

  • Hội đồng khoa học của Trung tâm.
  • Ban Giám đốc Trung tâm.
  • Phòng chức năng, các phòng nghiệp vụ, phòng chuyên môn.

Hội đồng khoa học của Trung tâm

Hội đồng khoa học của Trung tâm tự thành lập; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Cố vấn về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của Trung tâm; tư vấn, đánh giá giá trị của nguồn tư liệu, tư vấn tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, in ấn xuất bản nghiên cứu khoa học… 

Ban Giám đốc Trung tâm

  • Ban Giám đốc Trung tâm gồm: Giám đốc Trung tâm và các Phó Giám đốc Trung tâm.
  • Giám đốc Trung tâm là đại diện theo pháp luật của Trung tâm trong quan hệ với Giáo hội, với các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Trung tâm.
  • Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, thay mặt Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về các lĩnh vực công tác đó. Trung tâm có 1-2 Phó Giám đốc.

Các đơn vị thuộc Trung tâm

Các đơn vị thuộc Trung tâm gồm: Các phòng chức năng, phòng nghiệp vụ và chuyên môn; Các đơn vị phục vụ, dịch vụ.

  • Phòng Hành chính tổng hợp
  • Phòng Thu thập, bảo quản tư liệu 
  • Phòng Nghiên cứu, khai thác tư liệu

Các đơn vị thuộc Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu và giúp Giám đốc Trung tâm trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Trung tâm giao.

Ý NGHĨA CỦA LOGO TRUNG TÂM TƯ LIỆU PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Một hình tròn đồng tâm tượng trưng cho trái đất, bên trong hình tròn là hình ảnh tháp Đa Bảo chùa Đại Từ Ân được xây dựng từ hình tượng tháp Đa Bảo trong kinh Pháp Hoa.
Hai bên tháp Đa Bảo là hình ảnh biểu tượng quyển sách đang mở ra tượng trưng cho Kinh sách, hai trang sách này bên phải là Pháp bên trái là Bảo. Phía dưới tháp Đa Bảo là hình ảnh tam sơn trên làn sóng nước được lấy từ hình ảnh sóng ở chân cột chùa Dạm thời Lý.
Tam sơn và sóng biển là biểu tượng quốc gia thống nhất toàn vẹn lãnh hải và đất liền. Ngoài ra Tam sơn cũng là chỉ 3 đỉnh núi của Phật giáo Việt Nam là Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.
“Lúc bấy giờ trước Phật có tháp bằng bảy báu, cao năm trăm do – tuần, ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần, từ dưới đất vọt lên trụ giữa không trung, được trang nghiêm bằng đủ các vật báu, năm nghìn bao lơn, ngàn muôn phòng ốc, vô số tràng phan, chuỗi ngọc, linh báu. Bốn mặt bay mùi hương chiên đàn đầy khắp thế giới”.
Tháp Đa Bảo chùa Đại Từ Ân nơi đặt Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam còn có một đặc sắc mà chưa nơi nào có, đó là phần chân đế tháp được xây dựng để bảo quản tượng Phật và các báu vật khác của Phật giáo. Vì vậy mà có hình tượng tháp Đa Bảo trên logo của Trung tâm.