Bảo quản tư liệu Phật giáoCông bố tư liệuMộc bảnSự kiện

Giới thiệu bộ sách và mộc bản Trùng Trị Tì Ni Sự Nghĩa Tập Yếu ở chùa Bảo Khám (Tế Xuyên)

Trùng Trị Tì Ni Sự Nghĩa Tập Yếu thường gọi ngắn gọn là Luật Trùng Trị là bộ sách quan trọng trong phần Luật của Tam Tạng, do Sa môn Trí Húc đời Minh tập hợp và chú giải.

Xin trích dẫn LỜI TIỂU DẪN lần khắc bản lại năm 1890
(Theo bản dịch của Sa-môn THÍCH ÐỖNG MINH có thể xem tại link )

Tạng Luật là kỷ cương của Phật pháp, là mạch sống của Tăng già. Tiếc thay vào khoảng đời Nguyên đến đời Minh, Luật học không còn ảnh hưởng. Người có chí thấy vậy đành thở ra, dậm chân tại chỗ. Kẻ không hiểu giềng mối của luật thì tranh nhau truyền bá sai lầm. Ðến khi ngài Ngẫu Ích Ðại Sư xuất hiện, ba lần duyệt Luật tạng, soạn thành bộ Tập yếu gồm 18 quyển, tóm lược cương lĩnh của Luật học. Ðó là “Sơ trị”.
Từ đó, đến 13, 14 năm sau, tuy cố gắng nhưng khả năng có hạn, lại không có người để tham vấn, nên không viết thêm được gì. Nhân nghĩ đến số tài liệu đã soạn trước, tuy các điều hay đã thâu nhặt vào, nhưng chưa chọn lọc từng vấn đề, và hai tập “vấn biện” cùng “âm nghĩa” vẫn chưa khắc in, chi bằng hội chung với Tập yếu, để người học khỏi phải thấy sự mênh mông như biển cả của Luật học mà than thở. Ðó là “Trùng trị”. Và nghĩ rằng hai tập này truyền đến nước ta không biết từ thời nào. Ðến khoảng niên đại Tự Ðức, nhân lúc thầy tôi hiệu đính bản Tỳ-kheo-ni giới bổn, lại gặp được bản “Sơ trị” của phương Bắc gồm 11 quyển đầu. Sau đó, mặc dù hết sức tìm kiếm nhưng không đủ bộ. May mắn gặp được vật quý giá như vậy làm sao bỏ qua. Thế nên bản phương Bắc đã giao cho Ðại đức Phổ Tấn khắc bản. Còn bản phương Nam thì tra cứu lại bản sao lần đầu, hiệu đình lại từng phần, chép thành một bản riêng, ủy thác cho Thanh Chí Cao Thiền thay mặt thầy tôi để khắc lại. Khi ấy, công việc khắc in vừa xong, người phụ trách việc kiểm soát, truyền bá Tỳ-ni vội về nơi an dưỡng. Người chuyên trách việc khắc bản đã cỡi bè giới đến Liên Bang.
Than ôi đời mạt pháp nên khiến ra như vậy!
Khởi công khắc bản vào đầu mùa thu năm Ất Dậu (1885), hoàn tất vào cuối mùa hạ năm Canh Dần (1890).
Ngày Rằm tháng Sáu năm Thành Thái thứ hai, người vâng lệnh kiểm soát bản khắc, chì thành đảnh lễ, thuật lại.

Cũng tại link trên có ghi rõ “Bản lưu tại chùa Bửu Khám, xã Tế Xuyên, huyện Nam Xương, phủ Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam“.

Qua các thông tin đã đưa lên mạng có thể thấy bộ mộc bản Trùng Trị Tì Ni Sự Nghĩa Tập Yếu lưu ở chùa Bảo Khám hiện nay là độc bản duy nhất trong nước.

Xem phần bạt và phương danh cuối quyển 18 của bộ sách in còn lưu ở chùa Bảo Khám thì đây là bản in lại từ ván cũ vào năm Khải Định thứ 9 (1924), do kế đăng trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm là Sa môn Thanh Hanh viết bạt, thợ khắc là Phạm Văn Thử, Phạm Văn Thi người xã Thanh Liệu và Nguyễn Văn Di người xã Liễu Chàng cùng khắc. Đứng ra san khắc là trụ trì chùa Bảo Khám khi đó là Đệ Nhị tổ, Diệu Hạnh tháp, tự Chiếu Trí – Thích Không Không tổ sư, đã huy động chư tăng và đông đảo pháp chúng cùng đóng góp công của để san khắc, theo thông tin ở link .

Bước đầu chúng tôi xin giới thiệu sơ qua một số hình ảnh về mộc bản và bộ sách Trùng Trị Tì Ni Sự Nghĩa Tập Yếu lưu ở chùa Bảo Khám (Tế Xuyên), Hà Nam, các thông tin cụ thể hơn sẽ có bài viết riêng sau.

 

 

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

Thượng tọa. GĐ Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam đi khảo sát nguồn tư liệu Phật giáo

Vừa qua, Thượng Tọa Thích Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Tư...

Protected: Công cụ OCR và phiên dịch

There is no excerpt because this is a protected post.

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ (Thiếu một vài số, nguồn : http://thuvienphatgiao.com)...