Công bố tư liệu

NGƯỜI XƯA KHẮC- IN SÁCH NHƯ THẾ NÀO?

Theo sách “Kỹ thuật của người An Nam” của Henri Oger cho biết: quy trình in sách chữ Hán – Nôm xưa:

“Một người giỏi thi pháp viết bản văn lên tờ giấy bản xứ. Đây là loại giấy trong suốt, như ta đã biết. Các tờ giấy này sau đó được giao cho thợ khắc gỗ. Người thợ này dán chúng lên một tấm gỗ rất cứng gọi là gỗ thị. Nó rất ăn mực nên chữ in lên đó rất rõ nét, đẹp. Một ít dầu bôi trên tấm gỗ làm hiện ra các nét chữ chưa rõ. Đến đây, người thợ khắc bắt đầu công việc của mình: loại bỏ các phần trắng.

Sau đó, bản khắc được giao cho thợ in. Phần lớn các xưởng in được đặt trong chùa. Nhờ đó, chúng có lợi thế là không phải trả tiền thuê địa điểm và có thể tập trung những đồ nghề cồng kềnh mà không phải lo lắng gì.

Phụ nữ được huy động in các sách rẻ tiền. Đàn ông in các sách kinh điển, đắt tiền, rất đẹp được dùng trong các tự viện Phật giáo.

Hình người phụ nữ ngồi bệt dưới đất. Phía trước là một cái bàn gọi là yên. Dùng một cây chổi rơm với đầu chổi rất dày, chị phết mực lên trên bản khắc. Rồi chị nhẹ nhàng đặt một tờ giấy lên trên đó. Tiếp đến, chị quét nhẹ lên mặt giấy bằng một loại “bàn chải-xốp” được làm từ sợi của một loại cây họ bầu bí gọi là xơ mướp.

Nếu dùng mực Tàu loại tốt và với một chút khéo léo, người thợ sẽ làm ra được một bản in không phai, với độ lăn mực tuyệt đẹp.”

Chữ Nôm ghi trên hình “Người in sách thứ nhất lấy chổi chấm vào chậu mực”
(người phụ nữ ngồi góc dưới bên trái hình)

 


Chữ Nôm ghi trên hình : “In sách thứ nhì : đặt giấy”

 

Chữ Nôm ghi trên hình “Đặt giấy để bồi”

 

 

Hình một mộc bản

 

 

Ngày nay, việc khắc ván in kinh sách Hán Nôm đã mai một nhiều, hiện chỉ còn vài chùa còn in tranh phục vụ thực hành tín ngưỡng. Nhiều ván khắc xưa của các tổ đình đã không còn được sử dụng để in nữa. Nhiều bộ theo thời gian đã bị mối mục, tàn khuyết, nứt vỡ.

Nhằm bào tồn và phát huy giá trị của các bộ ván khắc kinh sách này, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam đã tiến hành chỉnh lý, biên mục, số hóa, in lại các bộ kinh để bảo tồn và nghiên cứu. Bên cạnh đó là phục vụ cho các hoạt động trải nghiệm in ván kinh tại chùa cho thập phương tín thí tham quan thực hành. Hoạt động nhằm tái hiện phương pháp in sách xưa của tiền nhân. Đây cũng là sợi dây để kết nối đời xưa với đời nay, và không phụ những tấm lòng đã gửi vào thiên cổ.

 

 

Minh họa trang sách kinh in mộc bản

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

Protected: Công cụ OCR và phiên dịch

There is no excerpt because this is a protected post.

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ (Thiếu một vài số, nguồn : http://thuvienphatgiao.com)...

Sách Ebook Phật giáo Nguyên Thủy

Tìm theo tên sách:   Achaan Naeb – Giáo Trình Thiền Minh...

Sách EBOOK Phật giáo

Tìm theo tên sách: Phần chung Bạch Tuyết – Lá Thư Bạn...