Bảo quản tư liệu Phật giáo

Bảo quản tư liệu Phật giáo

1. Thực trạng nguồn tư liệu Phật giáo Việt Nam hiện nay 

1.1. Lịch sử 

Lịch sử Phật giáo Việt Nam kể từ khi phát triển và tồn tại đến ngày nay, đã trải qua chặng đường dài, mỗi một giai đoạn, một triều đại đều đã để lại những dấu ấn riêng cho sự phát triển của Phật giáo. Các nguồn tư liệu về Phật giáo Việt Nam là di sản lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng. Đây là nguồn tài sản tri thức lớn của Việt Nam, chứa đựng nhiều lớp thông tin có giá trị to lớn về văn hóa, tôn giáo, xã hội, tín ngưỡng, văn hiến, lịch sử, kiến trúc…

1.2. Thách thức

  • Trải qua bao phen binh lửa, thiên tai, sự thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhiều tư liệu đã bị hư hỏng, mất mát. Nhiều chùa cổ, kinh sách, khoa cúng các tổ, hoành phi, câu đối, bia đá đã mai một. 
  • Trước yêu cầu ngày càng cao về việc tìm hiểu, sưu tầm, bảo quản, khai thác, nghiên cứu khoa học, phục vụ đào tạo, góp phần vào sự nghiệp phát triển Phật giáo Việt Nam.

Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam đã được thành lập nhằm phát huy giá trị của các loại hình tư liệu Phật giáo như: mộc bản, kinh sách, bia đá, hoành phi câu đối, mĩ thuật, pháp khí, kiến trúc… tại các tự viện.

2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị vốn tư liệu Phật giáo

Để công tác phát huy giá trị tài liệu có hiệu quả cao, cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu này, Trung tâm đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để giải quyết vấn đề bảo quản tư liệu Phật giáo:

2.1. Đẩy mạnh số hóa, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tư liệu 

  • Các liệu được số liệu hóa bằng mã QR Code, giúp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, phân loại, phiên dịch, xuất bản thành tài liệu số để lưu trữ tập trung trong hệ thống lưu trữ của Trung tâm. 
  • Xây dựng phần mềm quản lý chuyên ngành, trang thông tin quảng bá.
  • Tổ chức các hoạt động in ấn các bộ kinh sách để trưng bày triển lãm; lựa chọn một số tài liệu quý để xuất bản sách, ấn phẩm giới thiệu đến các độc giả. 
  • Trung tâm cũng sẽ công bố, giới thiệu tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng việc viết bài giới thiệu tư liệu trên trang thông tin điện tử, các nhóm để độc giả có thể thảo luận và nghiên cứu.

2.2. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác khai thác, sử dụng tài liệu 

  • Tăng cường các trang thiết bị phục vụ công tác khai thác, sử dụng tài liệu Hán Nôm như: kệ trưng bày, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, máy in,… 
  • Với các tư liệu hư hỏng, Trung tâm đầu tư các vật liệu phục vụ công tác phục chế tư liệu như giấy, mực, tủ bảo quản kinh sách, ván in,… 

2.3. Xây dựng đội ngũ chuyên trách thực hiện công tác phục vụ khai thác, dịch thuật tài liệu

Hiện nay, Trung tâm đang cố gắng xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp về truyền thông cũng như kiến thức, ngôn ngữ. Từ đó, có thể xuất bản thành nhiều bản kinh sách với đa dạng ngôn ngữ, giúp bạn đọc trên thế giới có cơ hội tiếp cận với tư liệu Phật giáo Việt Nam.

3. Một số hoạt động Trung tâm từng bước góp phần bảo quản tư liệu Phật giáo

Được sự hoan hỷ của Hòa thượng Thích Gia Quang – trụ trì chùa Liên Phái cho phép Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam tiến hành thống kê, biên mục số hóa, chỉnh lý tư liệu Phật giáo hiện còn của chùa. Qua đó, Trung tâm đã đạt được những kết quả như sau:

  • Thống kê, tổng hợp danh sách, số lượng, tình trạng các tư liệu hiện có tại chùa Liên Phái gồm: mộc bản, kinh sách, văn bia, tượng, tháp, hoành phi,…
  • Các liệu được số liệu hóa bằng mã QR Code, dễ dàng hơn trong việc sắp xếp, tìm kiếm, giới thiệu, quảng bá đến độc giả trên phương tiện truyền thông.
  • Với những tư liệu gặp tình trạng hư hỏng, Trung tâm cũng đã trùng ấn, chỉnh sửa, sao lưu lại để có hướng phục hồi các tư liệu đó.
  • Một số kinh sách được in ấn, xuất bản, tượng, hoành phi, câu đối sẽ được trưng bày tại triển lãm.

4. Chung tay bảo vệ, giữ gìn, phát huy tư liệu Phật giáo

Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy tư liệu Phật giáo không chỉ cần thiết cho cộng đồng học giả, các chùa ở trong nước sử dụng thuận tiện mà còn thu hút cộng đồng quốc tế đến khai thác, qua đó góp phần phát triển Phật giáo Việt Nam và ngành tôn giáo học, làm cho thế giới biết nhiều hơn đến Việt Nam. 

Các chư tôn đức trụ trì, tăng, ni, các chuyên gia có thể liên kết bổ sung, trao đổi nguồn tài liệu Phật giáo (các bản gốc, bản sao) với Trung tâm để hoàn chỉnh các bộ sách và xây dựng cơ sở dữ liệu sử dụng chung. Việc hợp tác chia sẻ vừa tiết kiệm chi phí, vừa đa dạng hình thức khai thác. 

Ngoài ra, với các độc giả có niềm yêu thích di tích lịch sử, di sản văn hóa, Phật giáo, Hán Nôm, có kinh nghiệm về truyền thông, media, dịch thuật, có thể tham gia cùng Trung tâm trong công tác quay video, chụp ảnh, khai thác tư liệu tại các tự viện. 

Rất mong được sự đồng hành của cộng đồng chuyên gia và những người yêu Phật giáo.

• Xem thông tin và các hoạt động của trung tâm:
https://www.facebook.com/trungtamtulieuphatgiaovietnam
• Xem tư liệu gốc và thảo luận trong Group:
https://www.facebook.com/groups/tulieuphatgiao

HỖ TRỢ TRUNG TÂM

Để công việc Phật sự được phúc quả viên mãn, Trung tâm rất mong được sự chung tay góp sức đồng hành của các chư tôn đức trụ trì, tăng, ni, cư sĩ, các chuyên gia, độc giả và toàn thể mạnh thường quân,… hỗ trợ phối hợp tổ chức nghiên cứu lịch sử Phật giáo, công tác truyền thông.

Mọi sự ủng hộ xin hoan hỷ gửi về: Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam
Địa chỉ: Chùa Đại Từ Ân, khu sinh thái cao cấp Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 02462541608 – 0912706981 (Thượng tọa Thích Tiến Đạt)
Chủ tài khoản: Mai Văn Lâm (Thích Tiến Đạt)     
Tên ngân hàng: Ngân hàng Cổ Phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Số tài khoản:
100877096260 (số tài khoản VND)
104001005329 (số tài khoản USD)

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

CHỈNH LÝ TƯ LIỆU KINH SÁCH TẠI CHÙA HÒE NHAI – ( HỒNG PHÚC TỰ )

CHỈNH LÝ TƯ LIỆU KINH SÁCH TẠI CHÙA HÒE NHAI – (...

Tu bổ tài liệu Hán Nôm, kinh điển Phật giáo

Tu bổ tài liệu Hán Nôm, kinh điển Phật giáo và các...

Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam chỉnh lý tư liệu tại chùa Đồng Đắc ( Kim Liên Tự )

Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam chỉnh lý tư liệu...

BÀN VỀ TÁC GIẢ BỘ SÁCH NGỰ CHẾ THIÊN CƠ DỰ TRIỆU THI

Ngự chế thiên cơ dự triệu thi là bộ ngự chế của...