Danh Mục Các Chùa Huyện Đan PhượngPhật Giáo Huyện Đan PhượngXã Song Phượng

Chùa Đôi Hồi – Xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội

Chùa có quy mô rất lớn nằm cạnh đê tả Đáy về phía Hà Nội , chùa là ranh giới giữa 2 huyện Đan phượng và Hoài Đức , nay thuộc thôn Thu Quế / Song Phương  / Đan Phượng .
Chùa có tên chữ là Đôi Hồi Tự do Vua Trần đặt , đây là cum di tích lớn gồm chùa và đền thờ tam phủ
Cụm di tích có diện tích 1ha (2m6s Bắc bộ). Đã được bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng và cấp 2 bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia cho Chùa Đôi Hồi và Đền Tam Phủ theo quyết định số 177 – VH – QD ngày 5-3-1990( Canh Ngọ), vào sổ danh mục Di tích lịch sử số 570.

1 Thông Tin Chi Tiết Về Chùa

Chùa Đôi Hồi mặt trông về hướng tây. Cấu trúc mặt bằng theo kiểu Nội Công – Ngoại Quốc, tiền Thần, hậu Phật. Đền Tam Phủ mặt trông về hướng Nam thờ Thiên Phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ ( Tam Phủ Công Đồng). Đền và Chùa là nơi linh thiêng thụ hội danh thắng lâu đời.
Theo văn bia Chính Hòa 1704 thì chùa được dựng từ Đời Lý gần sông , đây cũng là nơi Thủy thần thường cứu giúp dân khi có nạn Hồng thủy , Bấy giờ vua Trần đi trên sông Đáy xung quanh Thăng long về thăm chùa Thầy , đến đây bị nước xoáy , vua cầu thủy thần giúp rồi cho thuyền vào bến , cho trùng tu chùa và đền cũ chỉ còn 4 cây cột , đền gọi là Đền Gía sứ ( giá là chỉ ngự giá vua đến ) , còn chùa này cũng được gọi là Đôi Hồi Tự.

Nhà vua có để lại câu đối như sau:

Nam Hải kỷ dương trần, bất kỳ hà niên đình ngọc giá .
Đông a lai nhập địa, phương truyền thử nhật khởi cung châu

2 Thông Tin Số Hóa Chi Tiết Về Chùa

Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam đã đến và số hóa chùa vào ngày 1/8/2023
Hiện vật bao gồm: Tam Bảo, Tháp Chuông, Chánh Điện

  1. Văn Bia Tiếng Hán Cổ; 5 Bia
  2. Tượng Cổ Tam Bảo: 58 Tượng
  3. Hoành Phi: 4 bản
  4. Câu Đối: 6 bản
  5. Chuông và Khánh: 2 Chuông, 1 Khánh

Ngôi đền trong khuôn viên chùa là ngôi Tam Phủ của Đạo giáo vậy nên hiện tại không có Thầy trụ trì, hiện tại kiến trúc chính của chùa là Lê Trung Hưng và nguyễn , đáng chý ý là 3 tòa lầu 2 tầng gồm tam quan đời Nguyễn , tòa cổ diên  khu Tam phủ và 1 gác chuông 2 tầng 8 mái phía sau Tam bảo , có thể bao quát hết cảnh phía tây của Hà Nội

Đến cuối đời Lê trung hưng xung quanh chùa vẫn được ghi nhận là rừng rậm .
ngoài lần trùng tu đời Trần chùa còn một số lần khác được ghi nhận như :
– 1585 đời Mạc , Thái hậu nhà Mạc , Phúc Thành Thái trưởng công chúa Mạc Ngọc Bàn và vợ chồng phò mã Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn , Nghi Xuân công chúa Mạc Ngọc Lương hưng công ( có thể giai đoạn này đền thủy thần cũ được ghi dấu ấn tam phủ của đạo giáo ? vì quốc công này trùng tu các đạo quán ?)
– 1648 niên hiệu Phúc Thái , An đô vương Trịnh Tráng  cấp chùa …
– 1694, 1696 , 1704 , 1781 chùa đều được trùng tu .
– Hiện Tại Thì Vẫn Đang Được Trùng Tu

Thời kỳ tiền khởi nghĩa, từ giữa năm 1943 đến 1945 nơi đây là đầu mối giao thông liên lạc, nơi mật danh các tài liệu và bài báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đi các nơi. Đây cũng là nơi qua lại hoạt động của các cán bộ cấp cao Đảng và Nhà Nước ta nhưu Đồng Chí Xuân Thủy, Đồng Chí Lê Quang Đạo.

Video Quay 360 độ toàn cảnh của chùa: Chùa Đôi Hồi (panoee.com)

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

Hoạt động Phật giáo Đan Phượng năm 2023

ĐẶC ĐIỂM TINH HÌNH CHUNG Đan Phượng là một huyện nằm ở...

Chùa Già Lê – Xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội

Chùa Già Lê – Xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội Chùa...

Chùa Sùng Phúc – Xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội

Chùa Sùng Phúc – Xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội Chùa...

Chùa Động Linh – Xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội

Chùa Động Linh – Xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội Chùa...