Phật Giáo Huyện Đan Phượng

VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PHẬT SỰ CỦA BAN TRỊ SỰ  PHẬT GIÁO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG NĂM 2022 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NĂM 2023

VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC PHẬT SỰ CỦA
BAN TRỊ SỰ  PHẬT GIÁO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG NĂM 2022 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NĂM 2023

Đại đức. Thích Thái Minh

I. ĐẶC ĐIỂM TINH HÌNH CHUNG

Đan Phượng là một huyện nằm ở phía Tây thủ đô,một mặt giáp với sông hồng, một mặt bám theo quốc lộ 32, gần nội thành nên tốc độ đô thị hóa nhanh và đang diễn ra hàng ngày.Trên địa bàn toàn huyện có 16 xã, thị trấn. Số lượng tự viện có 55 cơ sở trong đó số lượng tăng ni trụ trì và kiêm nhiệm có 45 chùa,còn lại 10 chùa chưa có sư trụ trì hoặc đã có sư về chông nom nhưng chưa hoàn thiện đủ thủ tục giấy tờ hợp pháp nên việc quản lý nhân sự ,chùa chiền cũng như hướng dẫn phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân phật tử còn gặp nhiều khó khăn.Nhưng được sự chỉ đạo của Thường Trực Ban Trị Sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp và hơn hết là sự cố gắng nỗ lực của Ban Trị Sự  Phật giáo huyện cùng toàn thể tăng ni thành viên, trong năm qua hoạt động Phật sự của Phật giáo huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhìn chung toàn thể tăng ni trong huyện luôn sống trong tinh thần đoàn kết hòa hợp,quyết tâm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ mà chư tôn lãnh đạo giáo hội đã chỉ đạo.

II. CÔNG TÁC PHẬT SỰ

1.Công tác tổ chức

Kế thừa những thành quả tốt đẹp mà năm 2021 đã đạt được, Ban Trị Sự Phật giáo huyện đã họp tổng kết công tác Phật sự năm 2022 và đề ra phương hướng công tác Phật sự năm 2023 để kiện toàn công tác tổ chức, phân công trách nhiệm cụ thể cho 16 thành viên trong ban, thống nhất phân công thành viên phụ trách các chùa theo vùng miền để công tác quản lý tăng ni, tự viện được chặt chẽ hơn.
Mọi công việc phật sự của Huyện hội được tập thể họp,bàn để giải quyết dưới sự trụ trì của Trưởng Ban Trị Sự là Đại đức Thích Thái Minh.
-Các thành viên Ban Trị Sự  họp giao ban để giải quyết các công việc vào sáng 14  Âm lịch hàng tháng (trừ các công việc đặc biệt thì sẽ có giấy mời triệu tập).Giao ban với các ban hộ tự một quý một lần theo định kỳ.
-Theo sự chỉ đạo của ban Tăng Sự Thành Hội Phật giáo Hà Nội về việc Bá Tát hàng tháng của Tăng Ni các Quận, Huyện,Thị, toàn thể Tăng Ni Phật giáo huyện Đan Pượng nhất trí Bá Tát vào sáng ngày 14 âm lịch hàng tháng.
-Thống nhất con dấu được để tại trụ sở của huyện hội,quản lý theo quy chế ban hành……..
Nhìn chung trong năm qua sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Ban Trị Sự cùng các thành viên Tăng Ni tiếp tục được củng cố nên các hoạt động Phật sự đều thuận lợi hơn.

  1. Công tác quản lý Tăng sự-Tự Viện

Phát huy tinh thần lục hòa cộng trụ của người đệ tử phật,các thành viên trong toàn huyện đã đoàn kết,hòa hợp và sách tiến lẫn nhau trong tu tập,thực hiện và tuân thủ theo giới luật Phật chế cũng như các quy định của nội quy tăng sự và pháp luật hiện hành, mỗi tăng ni đều là một tấm gương để cho các tín đồ Phật tử noi theo.

  • Về Tăng Ni: Tổng số có 67 vị, trong đó có 11 vị Tỷ khiêu; Tỷ khiêu ni có 46 vị; Thức xoa 02 vị, Sa Di Tăng 03 vị, và Sa Di ni có 01vị; hình đồng  Tăng 01, HD Ni có 03 vị.

Trong năm qua  toàn huyện có 03 vị đăng ký  nhập tu là:

  • Hoàng Thị Khánh Huyền – Thích Nữ Niệm Từ – Chùa Vĩnh Thọ.
  • Hoàng Thị Phương Diệu – Thích Nữ Niệm Chiếu – Chùa Vĩnh Thọ
  • Hoàng Thị Quỳnh Như – Thích Nữ Tâm Hải – Chùa Khánh Hưng

 * Về Tự Viện : Tổng số trong huyện có 55 ngôi chùa được phép hoạt động chính thức, trong đó chùa có tăng ni trụ trì và Kiêm nhiệm trụ trì là 45 ngôi, 05 chùa có sư về trông nom nhưng chưa hoàn thiện đủ hồ sơ hợp lý, và 05 chùa do Phật tử tự quản.

Trong năm Qua Ban TS Phật giáo huyện có xác nhận và nhận quyết định chính thức Công Nhận trụ trì 4 chùa đó là :
– Sư cô Thích Đàm Luyến –  Trụ trì chùa Nguyệt Lão Xã Hồng Hà
– Sư cô Thích Đàm Chi – Trụ Trì Chùa Sùng Ngiêm – Đông Khê
– Sư cô Thích Đàm Thịnh – Trụ trì chùa Sùng Hưng xã Phương Đình
– Sư cô Thích Đàm Vinh – Trụ Trì chùa Sùng Nghiêm xã Phương Đình

* Về An Cư Kết Hạ:

Theo lời Phật dạy việc an cư kết hạ hàng năm là nghĩa vụ,bổn phận của người xuất gia nhằm thúc liễm thân tâm,trau rôi giới đức.Trong năm qua,thực hiện sự chỉ đạo của ban Trị Sự Thành hội, Ban Trị Sự đã động viên Tăng Ni trong huyện tham gia An Cư kết hạ tại các cơ sở trường hạ của giáo hội. Số lượng Tăng Ni trong huyện tham gia An Cư kết hạ là 41 vị. Trong đó có 30 vị an cư  tại cơ sở trường hạ chùa Thầy- Quốc oai-TP Hà Nội . 09 vị An Cư Tại trường Trung Cấp Phật học Hà Nội.  01 vị công tác tai văn phòng Trung ương GH an cư tại Chùa Quán Sứ, 01vị an cư tại Học Viện PGVN Tại Sóc Sơn- Hà Nội.

  1. Công tác giáo dục Tăng Ni

Nhăm nâng cao trình độ hiểu biết về Phật  học cũng như thế học cho các Tăng Ni trẻ trong huyện, ngõ hầu có đủ khả năng phục vụ giáo hội,áp dụng vào cuộc sống tu tập của bản thân và hướng dẫn tín ngưỡng cho Phật Tử, Ban Trị Sự  Phật giáo huyện đã động viên, giới thiệu các tăng ni trong huyện tích cực theo học các chương  trình đào tạo của giáo hội. Trong năm qua toàn huyện có 04 vị tốt nghiệp Học Viện Phật giáo,01 vị tốt nghiệp Cao Đẳng, 03 vị tốt nghiệp Trung Cấp Phật học. Hiện nay đang có 02 vị đang theo học khóa IX Tại Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội,và 02 vị tốt nghiệp lớp đào tạo Giảng Sư và đang công tác tại trường, 07 vị đang theo học khóa IX  Trường Trung cấp Phật học Hà Nội.

  1. Công Tác Hoằng Pháp

Nhằm đưa giáo pháp của Đức Phật đến với quảng đại quần chúng nhân dân, trong năm qua Ban Trị Sự Phật giáo huyện đã động viên các chùa trong huyện tổ chức một số đạo tràng để tu tập, học hỏi giáo lý theo lịch hàng tháng của các chùa. Đồng thời chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện cũng tích cực tổ chức các buổi thuyết giảng giáo lý Phật Pháp cho các Phật Tử tại các cơ sở Tự Viện-giúp cho nhân dân, Phật tử hiểu biết rõ hơn về giáo lý Phật đà để làm lành tránh giữ, bỏ vọng về chân.

  1. Công Tác Nghi Lễ

Trong năm qua tình hình dich bệnh COVID-19 cũng dần ổn định nên các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo tại các cơ sở tự viện cũng bắt đầu hoạt động trở lại. Tăng ni trụ trì và kiêm nhiệm hướng dẫn nhân dân, Phật tử sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh đúng chính pháp. Tổ chức các ngày lễ hội truyền thống như tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan báo hiếu………..vận động nhân dân Phật tử loại bỏ những nghi lễ hủ tục, lạc hậu, mê tín dị đoan.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung  Ương giáo hội và hướng Dẫn của  Ban Trị Sư GHPGVN Thành phố Hà Nội,  Ban Trị Sự Phật giáo huyện đã tổ chức đại lễ Phật đản tập chung cho toàn thể Tăng Ni Phật tử trong huyện vào ngày 12 tháng 4 tại chùa Đại Từ Ân Thị trấn Phùng, Nghi lễ được tổ chức trang nghiêm long trọng, đúng chính pháp, không xa hoa lãng phí, nhờ đó đã gây được ảnh hưởng tốt và mang lại niềm tin cho Tăng Ni Phật tử trong toàn huyện .

  1. Kinh tế tài chính – tu bổ chùa chiền

Thực hiện sự chỉ đạo của  thành hội, trong năm qua ban Trị Sự  Phật giáo huyện đã vận động các chùa cùng tăng ni đóng góp đầy đủ tiền niên liễm, công đức phí theo đúng thời hạn và chỉ tiêu do thành hội quy định.
Bên cạnh các hoạt động về đạo pháp là phần phát triển kinh tế tại muỗi chùa, để có thêm nguồn thu nhập hàng ngày, góp phần xây dựng bảo tồn Tự Viện làm lợi ích cho xã hội. mỗi thành viên Tăng Ni trong toàn huyện đều nỗ lực tham gia lao động sản xuất để tự cung cấp cho đời sống tu tập của mình, sống thiểu dục tri túc để dành kinh phí cho việc xây dựng chùa chiền.

  1. Công tác từ thiện xã hội – Xây dựng bảo vệ tổ quốc

Phát huy tinh thần “từ bi cứu khổ” của đạo Phật, hòa cùng đạo lý “thương người như thể thương thân” của người con Việt. Phật giáo huyện Đan Phượng luôn hưởng ứng các phong chào, các cuộc vận động của nhà nước do Mặt Trận tác động. Trong năm qua ban từ thiện của PG huyện kết hợp với MTTQ huyện  đã xây dựng được 5 ngôi nhà đoàn kết trong địa bàn huyện đan phượng, 1 ngôi nhà từ thiện tại tỉnh lai châu, tổng trị giá 6 ngôi nhà là 300.000.000 ( Ba trăm triệu đồng ) Vừa qua Ban TSPG huyện, các cơ sở tự viện trong huyện và nhóm áo ấm tình thương  có 3 chuyến đi từ thiện ủng hộ đồng bào vùng cao khó khăn trị giá 400.000.000 (  bốn trăm triệu đồng ) trong năm vào ngày lễ vu lan, Phật đản, tết nguyên đán các cơ sở tự viện cũng tổ chức thăm hỏi tặng quà cho bà con nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trong toàn huyện trị giá khoảng 500. 000. 000 ( Năm trăm triệu đồng ). Tổng gia trị từ thiện trong năm qua của Ban Trị sự PG huyện và các chùa trong huyện làm ước tính khoảng trên 1 tỷ đồng.

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

  1. Ưu Điểm:

Tiếp nối những thành quả tốt đẹp của năm 2021 đã đạt được và do sự chỉ đạo sát sao của Thành hội cùng với sự cố gắng của Ban Trị Sự và Tăng Ni, Phật Tử trong toàn huyện đã không ngừng củng cố phát triển các mặt hoạt động, tăng cường sự đoàn kết hòa hợp giữa Tăng Ni với Nhân dân Phật tử tại các cơ sở tự viện.
Kiện toàn và đoàn kết hòa hợp trong nội bộ, Ban Trị Sự  luôn kết hợp với các thành viên vùng miền nắm bắt, sử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động Phật sự, do đó các công việc Phật sự được tiến hành kịp thời. hướng dẫn mọi thủ tục liên quan đến việc xuất gia, độ đệ tử, thuyên chuyển sinh hoạt, bổ nhiệm trụ trì theo đúng quy định của  Hiến Chương giáo hội, nội quy Tăng sự cũng như các quy định của pháp luật đến mọi thành viên Tăng Ni trong toàn huyện.

  1. Tồn Tại:

Trong năm qua bên cạnh những thành tựu Phật Sự mà Phật Giáo huyện Đan Phượng đã đạt được vẫn còn những thiếu sót tồn tại đó là :

  • Chưa giải quyết triệt để việc hợp pháp hóa về hồ sơ, giấy tờ theo quy định đối với một số Tăng Ni tạm trú và đang hoạt động tín ngưỡng trong huyện.
  • Chưa giải quyết được dứt điểm mâu thuẫn chùa Tam Giáo của Ni sư Thích Đàm Tịnh với một số cá nhân Phật tử.
  • Trong những cuộc họp của ban trị sự và những tuần Bá Tát 14 hàng tháng các thành viên trong huyện vẫn chưa tham gia đầy đủ và đúng giờ.

IV. KẾT LUẬN

Nhìn lại những thành quả đạt được trong năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Trị Sự Phật Giáo Thành Phố Hà Nội, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo đảng, Chính quyền, MTTQ các cấp và hơn hết là sự cố ngắng nỗ lực của toàn thể Tăng Ni , Phật tử huyện nhà. Tuy những kết quả ấy còn rất khiêm tốn, nhưng đó cũng là một khả quan đáng khích lệ của Phật giáo Huyện nhà. Trong năm tới đây toàn thể Tăng Ni Phật tử trong huyện phát huy những thành quả đã đạt được khắc phục những hạn chế còn tồn tại để công tác Phật sự của Phật giáo huyện ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn muỗi vị Tăng Ni thành viên cần cố gắng nỗ lực trong các hoạt động Phật sự, phát huy truyền thống của Phật giáo Việt Nam, sống tốt đời đẹp đạo là tấm ngương cho thiện tín quy ngưỡng. góp phần xây dựng xã hội công bằng – dân chủ – văn minh.

PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2023
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác Phật sự của năm 2022 Ban Trị Sự Phật giáo huyện Đan Phượng xây dựng phương hướng công tác Phật sự cho năm 2023 như sau:

  1. Công tác tổ chức:
  • Động viên các Tăng Ni thành viên trong toàn huyện thực hiện tốt nội quy, quy chế hoạt động của Ban Trị Sự  đã đề ra.
  • Thăm hỏi và chúc tết quý Thượng Tọa, Ni Sư và các ban nghành Huyện
  • Cần có kế hoách phân công cụ thể, phù hợp với khả năng của từng thành viên, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên Ban Trị Sự để nắm vững tình hình Phật sự trong toàn huyện. Đề xuất kịp thời những ý kiến giải pháp cho các hoạt động Phật sự và trong những trường hợp cần thiết
  • Việc tổ chức hội nghị thường niên hay hội nghị bất thường, Ban Trị Sự cùng các thành viên Tăng Ni trong toàn huyện nên tổ chức họp nội bộ trước để thống nhất kế hoạch tổ chức, thống nhất ý kiến, quan điểm nhằm tránh sự bất đồng trong khi diễn ra hội nghị.
    – Chủ động nắm bắt tình hình diễn biến tại các địa  phương để giải  quyết kịp thời các khuyết điểm còn tồn đọng
  • Tích cực triển khai các nghị quyết tuyên truyền về hiến chương giáo hội, nội quy Tăng sự và chủ trương của thành hội đếnTăng Ni và các cơ sở tự viện trong toàn huyện
  1. Công tác tăng sự:
  • Hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận Tăng Ni cho những Tăng Ni trẻ đã đủ điều kiện và bổ sung cho những vị bị thất lạc
  • Hướng dẫn Tăng Ni tiến hành các thủ tục bổ nhiệm, kiêm nhiệm trụ trì, thuyên chuyển sinh hoạt, độ người xuất gia… có nhu cầu theo đúng quy định của giáo hội và pháp luật hiện hành.
  • Duy trì bá tát hàng tháng cho Tăng Ni Phật giáo huyện, sau đó bàn công việc Phật sự cho tháng tiếp theo
  1. Công tác hoằng pháp – hướng dẫn phật tử:

Duy trì thuyết giảng giáo lý, hướng dẫn cho Phật tử tu tập tại các chùa thành lập thêm các đạo tràng tu tập khác trên địa bàn huyện. Đồng thời có sự thống kê số lượng cư sĩ, Phật tử đánh giá sự phát triển về lượng và chất của tín đồ Phật giáo. Khuyến khích Tăng Ni trong huyện tích cực giảng giáo lý cho nhân dân Phật tử ngay tại tự viện do mình trụ trì, giúp mọi người hiểu rõ chính pháp. Điều động các vị Tăng Ni có khả năng đến thuyết giảng giáo lý, giúp đỡ tổ chức các lớp học giáo lý tại các cơ sở tự viện trên địa bàn huyện khi Tăng Ni trụ trì tự viện đó yêu cầu.

  1. Công tác nghi lễ – văn hóa:

Phổ biến những hướng dẫn hoạt động nghi lễ của Trung ương, Thành Hội, đến các cơ sở tự viện đảm bảo sự trang nghiêm đúng chính pháp trong những dịp lễ trọng như tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, lễ Phật Đản, Vu Lan báo hiếu..v.v.. vận động nhân dân Phật tử loại bỏ những nghi lễ còn mang tính mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm chánh lãng phí tiền của. Duy trì và tổ chức về ngày lễ Phật đản tập chung cho Tăng Ni, Phật tử trong huyện cũng như tại các cơ sở Tự Viện đảm bảo trang nghiêm long trọng.

  1. Kinh tế tài chính- tu bổ tự viện:

Động viên Tăng Ni tích cực lao động sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống góp phần tu bổ chùa chiền trang nghiêm, sách đẹp. Đóng góp tiền niên liễm, công đức phí cho thành hội đúng chỉ tiêu và thời gian quy định, đóng góp để xây dựng quỹ hoạt động của Phật giáo huyện.

  1. Công tác từ thiện – xây dựng bảo vệ tổ quốc:

Hưởng ứng tốt các cuộc vận động từ thiện của các cấp các ngành, các đoàn thể động viên Tăng Ni Phật tử tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: làm từ thiện, giúp đỡ các gia đình chính sách, đồng bào lũ lụt, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già cô đơn… học tập chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, hoàn thành tốt nghĩa vụ của người công dân, nâng cao uy tín của bản thân và giáo hội đối với cộng đồng. Đối với chư tôn đức cao niên, chư Tăng Ni đau ốm, bệnh tật cần đến động viên thăm hỏi kịp thời.Tăng cường mối quan hệ với chính quyền, MTTQ  và các ban hành chức năng ở huyện và các xã phường để phối hợp thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng của nhà nước và Hiến Chương của giáo hội. Vận động Tăng Ni Phật tử hưởng ứng và thực hiện đầy đủ các phong chào bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, văn hóa giao thông… phát huy tinh thần hộ Quốc an dân của Phật giáo Việt Nam. Góp phần xây dựng khối đại đại đoàn kết toàn dân. Trên đây là báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2022 và phương hướng công tác hoạt động Phật sự năm 2023 của Phật giáo huyện Đan Phượng. Để thực thi tốt trương trình hoạt động Phật sự đề ra, Ban Trị Sự  Phật giáo huyện Đan Phượng rất mong được sự chỉ đạo sát sao của Thường Trực Ban Trị Sự Phật giáo Thành Phố Hà Nội, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo huyện  Đan Phượng có như vậy Phật giáo huyện Đan Phượng mới ngày một khởi sắc và mong trở thành điểm sáng Phật giáo trên địa bàn Thành Phố.

 

 

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

Hoạt động Phật giáo Đan Phượng năm 2023

ĐẶC ĐIỂM TINH HÌNH CHUNG Đan Phượng là một huyện nằm ở...

Chùa Già Lê – Xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội

Chùa Già Lê – Xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội Chùa...

Chùa Sùng Phúc – Xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội

Chùa Sùng Phúc – Xã Đồng Tháp, Đan Phượng, Hà Nội Chùa...

Chùa Động Linh – Xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội

Chùa Động Linh – Xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Nội Chùa...