Công bố tư liệuKinh sách Hán Nôm

Yết Ma Chỉ Nam

YẾT MA CHỈ NAM – 羯磨指南

  • Năm khắc in: 1841
  • Nơi tàng bản: chùa Linh Quang
  • Tổng số quyển: 4 tập

Mục lục: bộ sách 4 tập gồm 12 quyển chia thành 20 chương liệt kê và diễn giải các pháp Yết Ma

  • Chương 1: Biện duyên thành hoại
  • Chương 2: Chư giới kết giải
  • Chương 3: Độ nhân thọ giới
  • Chương 4: Bán nguyệt thuyết giới
  • Chương 5: Kiết hạ an cư
  • Chương 6: Thụ nhật xuất giới
  • Chương 7: Cửu tuần tự tứ
  • Chương 8: Già hi na y
  • Chương 9: Y vật thụ xả
  • Chương 10: Chư dược viện thụ
  • Chương 11: Dư trường thuyết tịnh
  • Chương 12: Đắc thí thụ phần
  • Chương 13: Vong vật xứ đoạn
  • Chương 14: Lục tụ sám hối
  • Chương 15: Vi tình trị phạt
  • Chương 16: Diệt chư tránh sự
  • Chương 17: Khai giá tùy duyên
  • Chương 18: Ngũ bách kết tập
  • Chương 19: Thất bách kết tập
  • Chương 20: Tạp pháp trụ trì

Trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật đã huấn thị tối hậu: “Giới luật là thọ mạng của Phật phápGiới luật còn, Phật pháp còn.”

Giới luật là sinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự. Sống theo giới luật tức là sống đời sống phạm hạnh, tự mình đã tìm được nơi an trú của tất cả thiện pháp. Đó cũng là một cách sống ” ưng vô sở trú.” Giới luật là một trong ba tạng giáo điển của Phật giáo: Kinh, Luật và Luận tạng.

Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì Luật Tứ phần thì một trong các dấu hiệu về sự diệt tận của chánh pháp là các pháp yết ma hoàn toàn không được thực hiện, không có pháp yết ma sẽ không có các Tỳ kheo đắc giới như phápbản thể của Tăng không thành tựu. Không có sự tồn tại của Tăng thì chánh pháp mà Phật giảng dạy không có người tu và chứng. Như vậy có nghĩa là Chánh pháp sẽ không tồn tại.
Cho nên, việc học hỏi các học xứ trong giới Kinh và thông suốt các pháp yết ma là phận sự hàng đầu của Tỳ kheo trong suốt 5 năm đầu kể từ khi đắc giới cụ túc. Đây là điều kiện căn bản tác thành tư cách bậc thầy hàng Thượng tọa trong Tăng chúng. Nếu Tỳ kheo không hoàn tất phận sự học hỏi này không bao giờ được phép rời Y Chỉ sư dù cho tuổi đời 80 và tuổi hạ 60, nghĩa là luôn luôn phải sống nương tựa vào bậc Thượng tọa, không được phép thế độ người xuất gia. Đây là điều quy định trong tất cả Luật Tạngcần phải nghiêm chỉnh chấp trì vì sự tồn tại bền vững của Phật pháp.

Về các nguyên lý căn bản của yết ma, tất cả các bộ Luật đều đồng nhất, nhưng sự tác pháp có rất nhiều khác biệt, do điều kiện lịch sử và địa lý nơi mà Tăng đoàn sinh hoạtNếu không có sự lý giải về các nguyên tắc căn bản, tất sẽ khó có thể hội thông các điều sai biệt này. Do đó việc nghiên cứu và học hỏi các phép Yết ma cần phải hội đủ hai mặt: nắm vững sự lý giải và thông suốt tác pháp. Tổng quát mà nói, có hai bộ phận chính của tất cả pháp yết ma: một bộ phận chi phối các sinh hoạt tập thể của Tăng, tức gồm các luật yết ma như kiết giới, truyền thọ cụ túc, thuyết giới, tự tứ v.v…, bộ phận khác chi phối sinh hoạt cá nhân một Tỳ kheo, tức các yết ma trị phạt như sám tăng tàn, ba dật đề…

• Xem tư liệu gốc đầy đủ tại link:
https://www.facebook.com/groups/tulieuphatgiao/posts/597276968749948
• Xem thêm các tư liệu khác tại:
https://tulieuphatgiao.vn/category/cong-bo-tu-lieu

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

TRAO ĐỔI KHOA HỌC “DI SẢN TƯ LIỆU PHẬT GIÁO VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU”

Chiều ngày 28/8/2024, TT. Thích Tiến Đạt, Phó Viện trưởng Phân viện...

Protected: Công cụ OCR và phiên dịch

There is no excerpt because this is a protected post.

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ (Thiếu một vài số, nguồn : http://thuvienphatgiao.com)...

Sách Ebook Phật giáo Nguyên Thủy

Tìm theo tên sách:   Achaan Naeb – Giáo Trình Thiền Minh...