Bài báo khoa họcCông bố tư liệu

DẤU VẾT THÁP CỬU PHẨM LIÊN HOA TẠI CHÙA BÓNG (QUANG MINH TỰ)

Nguyễn Văn Thinh
Chùa Quang Minh, thôn Hậu Bổng, huyện Gia Lộc, Hải Dương

Tóm tắt:

Trong lịch sử của chùa Quang Minh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã tồn tại một cây cửu phẩm liên hoa bằng đất nung, bước đầu xác định là được xây dựng từ thời Trần, cao khoảng 100 thước ta. Trải qua thời gian binh lửa tòa cửu phẩm đã bị đổ chỉ còn lại một số mảnh vỡ. Tuy nhiên thông qua nhiều nguồn tư liệu bằng chữ Hán được ghi chép trong các thư tịch đều khẳng định chùa có tòa cửu phẩm cao sừng sững. Ngoài ra, thông qua văn bia Tu tạo cửu phẩm liên hoa còn lưu giữ ở chùa, một lần nữa khẳng định tòa cửu phẩm liên hoa này có nhiều đặc trưng với các tòa cửu phẩm ở tỉnh Đông.

The Mark Of the Nine-story lotus tower (Cuu Pham Lien Hoa) in Bong Pagoda (Quang Minh Pagoda)

Nguyen Van Thinh
Quang Minh Pagoda, Hau Bong Village, Gia Loc District, Hai Duong Province
In the history of Quang Minh Pagoda, Gia Loc District, Hai Duong Province, has existed a terracotta nine-story lotus tower, initially identified as being built in The Tran dynasty, about 100 meters high. Over time, the tower was destroyed by the war, leaving only a few fragments. However, through many references in Chinese recorded in the bibliographies, it is confirmed that the pagoda has a high nine-story tower. In addition, the epitaph improves the nine-story lotus which is still preserved in the pagoda, it once again affirms that it dated quite early than the other towers of the same time in the Eastern provinces.

Keywords: nine-story lotus tower; Quang Minh agoda; epitaph; Gia Loc; Hai Duong

  1. Mở đầu

Chùa Quang Minh tên thường gọi là chùa Bóng lại có tên là Khám Viên Quang sùng tạo lại vào thời nhà Mạc, do Thái Hoàng thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn và Phụ chính Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cho xây dựng, Thác bản văn bia Tu cấu Viên Quang Khám bi kí  kí hiệu 13111 cho biết: “ Ứng vương bỏ tiền tậu ruộng, để mở rộng đất chùa, chọn gỗ gọi thợ, để trang nghiêm chính điện, cùng tiền đường, hậu vũ, bốn mặt hồi lang vây quanh cùng với tam quan lầu các. Chỗ nào cũ nát thì làm mới lại; chỗ nào hư hỏng thì tu bổ lại”. (hiện bia này vẫn còn lưu tại chùa), bia khắc ngày 1 tháng 5 năm Diên Thành thứ 2 (1579) .

Buổi đầu chùa Quang Minh được cho là được xây từ thời Trần. Theo một số nguồn thư tịch Hán Nôm thì ngôi chùa còn có một tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao khoảng 100 thước ta. Khi tháp được tu sửa thì có dựng bia “Tu tạo cửu phẩm bi kí” khắc tên phương danh tín thí, hội chủ hưng công. Bia có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ 2 (1620), hiện nay bia vẫn được bảo quản tại chùa. Khoảng năm 1755, Tiến sĩ  Vũ Phương Đề đi qua chùa biên chép lại câu chuyện về chùa Quang Minh và trụ trì chùa là Thiền sư Huyền Chân, người làng Dương Liễu, phủ Kiến Xương Nam Định xưa. Theo tác giả cho biết nơi đây mặc dù trải qua bao phen binh lửa vẫn còn trơ lại một tòa phù đồ cao nguy nga. Như vậy, lúc này tòa tháp vẫn chưa bị đổ. Tại Quang Minh tự cổ tích Phật tổ truyền đăng thực lục, kí hiệu A.1546 được cho là chép khoảng năm 1831-1890, thì chép là tháp đã đổ. Đến năm 1925, khi Toàn Quyền Đông Dương kí quyết định công nhận chùa Quang Minh là di tích Đông Dương thì tháp không được vẽ trong hồ sơ di tích, như vậy, tháp đã đổ trước năm 1890.

  1. Vài nét về tháp Cửu phẩm liên hoa

Theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn thì tháp pagoda, tháp bà, đâu bà, du bà, tụy đồ ba, tụy đô bà, phù đồ… đều là những tên gọi theo Phạn ngữ thường đọc là “tháp”. Ấy là những tòa kiến trúc cao, nhiều tầng, dưới lớn trên nhỏ, để thờ xá-lị (tro tàn) của chư Phật hoặc của các bậc thành đạo như Bồ-tát, Duyên-giác, A-la-hán; hoặc để táng di cốt của các bậc tôn túc từng hành đạo trong các ngôi chùa. Có cảnh tháp cất riêng một mình. Song phần nhiều cốt trong vườn nhà chùa [6:46].

Còn theo Nguyễn Tường Bách thì tháp trước hết là nơi chứa đựng Xá lị các vị Phật hoặc các bậc Thánh. Tháp cũng được xây dựng tại các thánh tích quan trọng, kỷ niệm cuộc đời của Đức Phật Thích ca Mâu ni …. Tháp không nhất thiết là nơi chứa đựng Xá-lị mà còn có thể là nơi chứa đựng kinh điển, tranh tượng. Tháp cũng là một trong những đối tượng thiền quán, thường có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Các bậc thang lên tháp đôi lúc biểu hiện cho các khái niệm Đại thừa, như bốn bậc là từ, bi, hỷ, xả hay mười bậc là Thập địa [7: 2530].

Theo tác giả Trang Thanh Hiền “Cửu Phẩm” trong kinh sách Phật giáo có nhiều dạng loại khác nhau. Cửu phẩm liên hoa có nghĩa là chín tầng hoa sen hay còn được gọi là Cửu phẩm liên đài, Cửu phẩm tịnh sát, hoặc Cửu phẩm an dưỡng. Đây là hình ảnh tượng trưng cho những phẩm bậc tu hành của Phật giáo Tịnh Độ tông, do đó nó còn có một tên khác nữa là Cửu phẩm Tịnh Độ, có nghĩa là chỉ 9 phẩm khác nhau của cõi Tịnh Độ thuộc về Tây phương.

Ý nghĩa của Cửu phẩm liên hoa (hoa sen chín tầng). Hoa sen là biểu tượng quen thuộc trong Phật giáo. Tịnh Độ gồm chín phẩm, mỗi phẩm tương ứng với một đài sen, và được phân thành các phẩm Thượng, Trung, Hạ. Mỗi đài sen ở các phẩm này tượng trưng cho mỗi kiếp đời khác nhau, ứng với những công quả vãng sinh khác nhau. Những đài sen càng cao, bông sen nở ra thì phẩm trật của nó càng cao, càng thanh khiết càng gần với tâm cốt lõi của Phật tính. Về mặt hình tượng thì Cửu Phẩm Liên Hoa mang tính chất học thuật nhưng đồng thời đối với đời sống dân dã, thì các tháp này có công năng chủ yếu là dùng để vãng sinh Tịnh Độ cho dân gian thoát khỏi bể khổ trầm luân với những phương thức thực hành đơn giản. Thường các nghi lễ vãng sinh này do các nhà sư trụ trì tổ chức vào các dịp như ngày rằm hàng tháng hoặc ngày xá tội vong nhân – rằm tháng bảy hàng năm.

  1. Cửu phẩm liên hoa chùa Quang Minh

Tác giả Trang Thanh Hiền đã khẳng định tháp chùa Quang Minh hay tên dân gian gọi là chùa Bóng (chùa còn có tên là khám Viên Quang) có tháp cửu phẩm. Khi khai quật chùa Quang Minh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương[1], phát hiện được một số bộ phận của tòa Cửu Phẩm Liên Hoa bằng đất nung. Hồ sơ khai quật hiện còn lưu tại bảo tàng tỉnh Hải Dương.

Theo ghi chép của văn bản Quang Minh tự sự tích kí hiệu A.1546, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, khi tiến sĩ Nguyễn Tự Cường đi sứ đã mang nước giếng của chùa Quang Minh dâng cho vua Minh để tẩy dòng chữ trên vai. Hoàng đế sai đem rửa những chữ trên vai, quả nhiên mất hết những vết tích cũ da dẻ mượt mà hơn trước. Hoàng đế cả mừng cho triệu ông vào ban khen và dụ rằng: “Trẫm được nhà ngươi gợi mở nên mới giác ngộ duyên xưa, bằng không thì lãng phí một đời. Ngươi nên vì trẫm trùng tu lại cảnh chùa, để cho nhà cửa cao lớn thay đổi mới mẻ. Khiến cho chẳng những thỏa được lòng thành báo đáp nguồn gốc của trẫm, mà còn tỏ rằng bên nước ngươi có nhiều khí thiêng, đã chung đúc nên một vị Đại đế Trung Hoa gốc Việt, đó cũng là một việc lạ trong phẩm bình (cõi phàm trần). Nay trẫm trao cho nhà ngươi 300 vạn lạng vàng 3000 lạng bạc đem về xây dựng ngôi chùa 36 gian. Còn một đôi đèn bằng bạc, và một đôi đền bằng vàng là vật khí để lại phụng thờ Phật, sau khi về nước làm việc công đức như là trẫm nhìn thấy, không thì nhà Phật tự có huyền cơ, báo ứng họa phúc lên bản thân và con cháu ngươi”. Nguyễn Tự Cường vào bệ bái từ rồi lĩnh vàng ra về, lại đem việc chùa ấy tâu rõ với quốc vương, Vương [Trịnh Tùng] lấy làm lạ, chuẩn y ý kiến của Bắc triều cho trùng tu ngôi chùa hệt y như cảnh Phật. [Nguyễn Tự Cường] lập tức đem tiền vàng được ban tặng mua gỗ họp thợ xây tạo một ngôi chùa, trước sau cả thảy 36 gian, và xây Tháp báu Cửu phẩm phù đồ có 9 tầng cao 100 thước (tháp này đều là xây gạch Bắc Hoa, mỗi viên dài 9 tấc, rộng 8 tấc, dày 5 tấc, phía trước hoặc là khắc hoa sen hoặc khắc dạng như hoa đấu, hai bên có đính hình lỗ như con cá, đến nay hiện còn 8,9 mảnh).

Thác bản văn bia Tu tạo Cửu phẩm liên hoa

Nguyên văn chữ Hán đoạn trích:

帝命取水洗之,果然消沒舊痕,膚体愈加光潤,因大喜.再召公至獎諭之曰: 朕得爾所發,頓悟舊緣,不然終焉浪度.爾宜為朕重修梵宇,輪奐一新.俾今朕昔,非惟朕盡報本之誠,且顯爾國有靈, 鐘得中華大帝,是品藻中之一奇也. 朕今付爾金三百萬兩,銀三千萬,帶回造作佛寺三十六蓮座.并金銀燈擊各一樹,留為奉佛之器,還國之後,當了功德如朕親覩,否則佛家自有禍福報應之機,須於爾身上與子孫看.公殿辭拜領而回,再以這寺事情.具達于我國王,王奇其事,仍許一依天朝所命.公即以所領金銀,市木鳩工造成梵宮一簇,前後三十六蓮座.九品浮屠寶塔九層高一百尺(這塔均砌北花磚,每片長九寸闊八寸, 厚五寸,前面或刻蓮花或刻花斗樣,兩夾有釘孔形如𡥵个,至今現存八九片).

Trong văn bản Hải Dương phong vật chí mục ghi chép về vị tăng ở chùa Hậu Bổng Hải Dương海陽厚俸寺僧記, Khi Nguyễn Tự Cường trở về lập tức đêm tiền vàng được tặng mua gỗ họp thợ xây dựng một ngôi chùa, trước sau 36 gian, cao lớn tráng lệ, vừa hợp giống như cảnh giới, lại xây cả một tháp phù đồ, ở gần thì [thấy] hơn 100 bậc, ở xa thì cao chót vót.

公還即以所頒金銀市木鳩工造作梵宮一簇,前後三十六連,巍然壯麗,恰似真如境界,兼築浮屠一塔[2],近百餘級,遠聲聳然.

Trong văn bản Công Dư tiệp kí cũng ghi chép về chùa và tháp tương tự Khi Nguyễn Tự Cường trở về lập tức đêm tiền vàng được tặng mua gỗ họp thợ xây dựng một ngôi chùa, trước sau 36 gian, cao lớn tráng lệ, vừa hợp giống như cảnh giới, lại xây cả một tháp phù đồ, gần thì [thấy] hơn 100 bậc, trông xa thì thấy chót vót.

公即以金銀市木鳩工,造作梵宮一簇,前後三十六連,巍峨壯麗,恰似真如景界,兼築浮圖一塔,近百餘級,延望聳然.

Ông lập tức đem tiền vàng mua gỗ họp thợ, xây dựng một ngôi chùa, trước sau 36 gian, nguy nga tráng lệ, thật là hợp tựa cảnh giới chân như, và xây một tháp Phù đồ, hơn 100 bậc cấp, từ xa trông cao vời vợi.

Cũng trong Công Dư tiệp kí khi Vũ Phương Đề đến thăm chùa thì chỉ còn duy nhất một đỉnh phù đồ nguy nga còn tồn tại惟浮圖一頂,巍然獨存.

Trong bản thần tích cũng có nhắc đến chuyện này

公即以金銀市木鳩工,造作梵宮一簇,前後三十六連,巍峨壯麗,恰似真如境界,又築浮圖一塔,近百餘級,遠望聳然.

Ông [Nguyễn Tự Cường] lập tức đem tiền vàng mua gỗ họp thợ, xây dựng một ngôi chùa, trước sau 36 gian, nguy nga tráng lệ, thật là hợp tựa cảnh giới chân như, và xây một tháp Phù đồ, hơn 100 bậc cấp, từ xa trông cao vời vợi.

Trong mặt sau văn bia Tu cấu Viên Quang khám (được cho là khắc vào giai đoạn nhà Lê) có ghi chép việc các thiện nam tín nữ công đức xây dựng chùa và đình.

Năm Tân Mùi, quan viên hương lão xã hậu Bổng, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng gồm Vũ Hữu Tài, Vũ Đức Gia […] cùng toàn xã trên dưới nhân việc bản xã làm đình ngói (cấu tác ngõa đình) mà tôn mời lão vãi Phạm Thị Tam, hiệu Diệu Quý, người thôn Sa Lũng, xã Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng làm Hậu phật.

Nay bản xã xin bà 1 mẫu ruộng, 1 chiếc áo để làm đình ngói, lại xin làm lễ sinh nhật cỗ chay bà vào ngày 15 tháng 2 hàng năm. Bà còn tạo dựng tượng ở tòa Cửu phẩm liên hoa để truyền về sau, để tỏ rõ công tiền nhân, và đáp ứng nguyện vọng dân làng.

Sau khi bà trăm tuổi, dân làng cúng cỗ chay ngày giỗ chính. Bản xã trước đã tôn mời thì sau không được bội ước mà bỏ giỗ, dời tượng. Nếu bội ước thì xin thập phương chư Phật cùng Tam giới Thánh hiền chiếu xét. Nếu làm trái tờ cam kết sẽ có pháp luật nhà nước phán quyết. Vì thế nay lập văn tự để chiểu dùng.

Mặc dù chùa Quang Minh trải qua nhiều lần bị binh hỏa, nhiều lần chỉ còn tàn tro, duy chỉ có một đỉnh phù đồ, cao nguy nga vẫn còn. 其寺屢經兵火,个个灰殘,惟浮屠一頂,巍然猶存.

3. Văn bia tu tạo cửu phẩm bi kí, Hội chủ tịnh tín thí

Ngoài những văn bản ghi chép về tháp cửu phẩm liên hoa ở trên, hiện nay tại chùa vẫn bảo lưu được tấm bia đá ghi chép về việc xây dựng tòa cửu phẩm và các hội chủ cùng tín thí phát tâm xây dựng. Mặt trước bia có nhan đề Tu tạo cửu phẩm bi kí mặt sau là Hội chủ tịnh tín thí 修造九品碑記/會主並信施.
Thác bản bia sưu tầm tại chùa Quang Minh xã Hậu Bổng tổng Hậu Bổng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, kí hiệu:12968/12969. Thác bản gồm 2 mặt, khổ 50 x 75cm, 42 dòng chữ Hán, toàn văn ước khoảng hơn một nghìn chữ, có hoa văn, không có chữ húy. Bia khắc vào năm Vĩnh Tộ thứ 2 (1620).
Tình trạng bia hiện nay mờ không đọc được hết chữ, nội dung nói việc xây cây cửu phẩm ở chùa Quang Minh. Mặt sau ghi họ và tên các vị hưng công và những người đóng góp tiền của vào việc xây dựng cửu phẩm, như: Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Quế, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Trúc, hưng công Đào Thị Ngọc Trân…

Những mảnh đất nung của tháp Cửu phẩm được khai quật

Mặc dù bia và thác bản đều bị mờ nhiều, nhưng chúng tôi cũng xin được cung cấp toàn bộ nguyên văn chữ Hán của văn bia, những chỗ mờ không đọc được chữ xin được để trong ngoặc [].

Nguyên văn chữ Hán

崇建佛像九品蓮花寶臺並閣樓座上碑記

嘗按:三品又三重草頭. 迺革化妙器真椎譜也.是則九品蓮花之名, 九天聚會其在於此乎? 眾口化善同登於此乎? 粵瞻厚俸之大瓊龕.夫星分照地脈鍾靈.真一簇樓天勝景也.丹臺玉陛也. 眾啟樂聞: 聖相法身森羅萬象, 獨九品蓮花一座古來有也.美哉.

興功會主.

序夫人杜氏玉珍號嚴慈華道河府之鄉. 迺金枝玉葉之派, 十暨圓光樂行方便, 覩好景昔之永傳. 念家道心真然淳雅, 一道遊心如發[][][][一][范][][][][][][][][][] 達已寶臺營[][][][][] 興高問, 又得真僧字道香力勸貨及士娓眾人同興善心. 迺於丁巳戊午等月日鼻正月越己未年臘月告成, 慶會日觀者聚首拜于頌聲九天巍巍而降格萬聖一一而齊臨,比於女皇鍊五色石補天[柱],仙女開大日花與道人. 蓋同一品也. 於則斯臺之作不時禧祥臻聚,一時德澤, 且流傳於萬世,使斯世斯代, 戲春臺之上, 躋仁壽之域. 其功德顧可量耶? 是宜勒于堅岷以頌其德云:

銘曰:

大道可歌
厥作伊河
十方世界
九品蓮花
玉樓輝艷
紫閣巍峨
夫人稱杜
財貨發家
日成繼一
桂鄉者 [也]
自歌作古
今後無加
功高穹壤
福等河沙
一興功會主
杜氏玉珍號嚴慈
永祚萬萬年之二季夏穀日
[][][]大夫明心轄應縣 生中[][] 洪沔范軒[][]得試中鄧早
本龕禪僧人光明真福賢[][][]
原住持圓光龕大國祚僧字真道香

洪永西鄉石匠刊

Tạm dịch:

Bia ghi việc Tạo dựng tượng Phật và bảo tháp Cửu phẩm liên hoa cùng lầu gác.

Thường xét: Ba phẩm (thượng trung hạ ) lại ba tầng[3], chính là một bảo khí kì đặc giáo hóa chúng sinh, nó tựa như tiếng chùy lớn được gióng vang trong bản hòa khí. Sao lại tên là cửu phẩm liên hoa, phải chăng là nơi chư tiên ở 9 tầng trời hội tụ ở đây? Những người tu theo điều thiện để rồi được sinh lên đây chăng? Kìa trông khám quỳnh lớn của đất Hậu Bổng, nơi các sao tốt chiếu rọi, mạch đất linh thiêng, thật là đủ đầy muôn vẻ một tòa thắng cảnh. Đài tía bệ ngọc, mọi người hoan hỷ biểu đạt pháp thân thánh tướng, sâm la vạn tượng[4],  tựa như tòa cửu phẩm liên hoa xưa nay đã từng có vậy, đẹp thay.

Hưng công hội chủ:
Phu nhân Đỗ Thị Ngọc Trân hiệu Nghiêm Từ, là người quê ở phủ Hà, đạo Thanh Hoa, là dòng dõi cành vàng lá ngọc, nhiều lần đến chùa Viên Quang để thực hành phương tiện, xem cảnh đẹp xưa mãi truyền lại, lòng nhớ đến nếp nhà với gia phong thuần nhã […] một lòng lưu tâm như phát [….] đạt được để dựng xây đài báu […], lúc mừng hỏi thì lại được chân Tăng tự là Đạo Hương ra sức khuyến hóa và các sãi vãi mọi người cùngnhau khuyến thiện tâm. Từ năm Đinh Tỵ, tháng giêng qua năm Mậu Ngọ tháng chạp năm Kỷ Mùi thì hoàn thành, ngày hội mừng người đến xem quy tụ về cúi đầu bái lạy, tiếng hô vang đến cửu thiên, nguy nga mà như muôn thánh đều giáng lâm, nhìn tháp có thể sánh như cột trụ chống trời, công đức tựa nữ Hoàng[5] luyện đá ngũ sắc để vá trời, như tiên nữ mở hội hoa Đại Nhật cùng sánh với đạo nhân cùng một bậc vậy. Nay làm đài này muôn phúc lành kịp đến, ngợi ca đức trạch một thời; vả lại lưu truyền đến vạn thưở, khiến cho đời nay đời sau, dong trên cảnh xuân đài, dẫn  lên được đến đường nhân cõi thọ. Công đức ấy có thể đo được sao? Vì vậy nên khắc vào bia đá để ca tụng công đức ấy.

Chữ trên viên gạch được tìm thấy tại chùa Quang Minh:
“Thu vật huyện tha ẩm hương”

Bài minh rằng:

Lớn thay đạo cả,
Phúc tựa hằng hà.
Mười phương thế giới,
Cửu phẩm liên hoa.
Lầu ngọc tươi đẹp,
Gác tía nguy nga.
Phu nhân họ Đỗ,
Chi phát tiền của.
Tiếp nối hoàn thành,
Làng Quế có người.
Tự hát theo xưa,
Nay sau đâu hơn.
Công cao trời đất,
Phúc đẳng hà sa.

– Hội chủ hưng công
Đỗ Thị Ngọc Trân hiệu là Nghiêm Từ

Ngày tốt cuối hè niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 2 (tháng 6/1620)

Đại phu ….Minh Tâm …..đã trúng kỳ thi huyện, Phạm Hiên người Thanh Miện , phủ Hạ Hồng, Đặng Tảo thi đỗ…….

Thiền tăng bản khám là Quang Minh Chân Phúc Hiền …

Bậc quốc tộ Tăng Chân Đạo Hương nguyên trụ trì khám Viên Quang.

Thợ đá làng Tây huyện Vĩnh Lại phủ Hạ Hồng khắc bia.

Mặt bia phía sau đề會主並信施 Hội chủ tịnh tín thí

Nguyên văn chữ Hán:

郡主鄭氏玉桂紹天府瑞原縣趙山鄉 [] 錢[] 貫, 黎材, 黎進

皇親黎柱, 郡主鄭氏玉竹, 潘氏邑, 黎氏美

岩郡夫人阮氏玉璞號惠月銀[]

郡夫人武氏玉燕, 男子鄭梃錢三貫, 阮是渙

該官朝林侯杜權, [] 杜氏譽錢三貫, 黎氏和 黎氏森, 杜氏柳
國紫監嚴祿侯鄭文明[] 莫氏玉篆錢十貫, 文山男鄭維賢, 扶勝伯阮[], 明郡夫人阮氏玉碧錢六貫, 范氏玉錬號真行錢一貫, 扶錦侯黃如瓊古錢一貫, 安花伯陳經,

正內府宮阮氏玉梅[], 陽武侯[] 范永宗, 范永潤

通郡夫人阮氏玉樹, 永祿侯杜灃, 杜湜, 杜湛, 杜潮,杜宰號慈貴

渭郡公雄偉侯阮廷覽字福全夫人, 吳氏玉佺, 范氏[], 阮氏酉

皇宗黎榴, 郡主鄭氏玉簾[], 序夫人段氏玉楊號德寶, 鄭氏玉祿

住持本龕比丘僧釋曰真福賢[], 杜寶[] 真道泰

一本社會主范文秀[], 范文物道號玄府字了達, 阮敬

一杜甲社長阮翊錢一貫

原住持本龕真道修武允迪字富良[] 阮仁傑字德善, 阮氏汪, [], 阮昭渡字德淳[], 阮文勝[], 范氏[][], 阮[], 鄭氏祿

從正宮府僧統阮俊德[] 范氏綿[] 范氏樓號慈戀, 范氏造號慈登

老娓裴氏[], 黃氏累, 陳氏題號慈真, 范氏鄧, [],  段氏譽號慈礼, 范氏菊號慈寓

裴氏扁號慈岸, 丁氏林號慈宝, 趙氏祿號慈[], 武氏姜号[][], 黎氏玉珍, 裴氏光号慈[], 范氏免号慈[]

本寺士范維讓,娓杜氏海….武氏名号慈德, 丁氏耕[] 范氏郁 []范氏德

一本社厚俸官員大小等[] 何文景, 范氏映, 陶氏[]

縣士何文興[]裴述[]范氏月

Hội chủ và tín thí

Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Quế hương Triệu Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên tiền [] quan, Lê Tài, Lê Tiến
Hoàng thân Lê Trụ, quận chúa Trịnh Thị Ngọc Trúc, Phan Thị Ấp, Lê Thị Mĩ
Nham Quận phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Phác hiệu Huệ Nguyệt, ngân []
Quận phu nhân Vũ Thị Ngọc Yên, nam tử Trịnh Đĩnh tiền 3 quan, Nguyễn Thị Hoán
Cai quan Triều Lâm hầu Đỗ Quyền, [] Đỗ Thị Dự tiền 3 quan, Lê Thị Hoà Lê Thị Sâm, Đỗ Thị Liễu
Quốc Tử Giám Nghiêm Lộc hầu Trịnh Văn Minh [] Mạc Thị Ngọc Triện tiền 10 quan, Văn Sơn Nam Trịnh Duy Hiền, Phù Thắng bá Nguyễn [], Minh quận phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Bích tiền 6 quan, Phạm Thị Ngọc hiệu Chân Hành tiền 1 quan, Phù Cẩm hầu Hoàng Như Quỳnh cổ tiền 1 quan, An Hoa bá Trần Kinh,
Chính nội phủ cung Nguyễn Thị Ngọc Mai [], Dương Vũ hầu [] Phạm Vĩnh Tôn, Phạm Vĩnh Nhuận
Thông Quận phu nhân Nguyễn Thị Ngọc Thụ, Vĩnh Lộc hầu Đỗ Phong, Đỗ Thực, Đỗ Trạm, Đỗ Triều, Đỗ Tể hiệu Từ Quý
Vị Quận công Hùng Vĩ hầu Nguyễn Đình Lãm tự Phúc Toàn phu nhân, Ngô Thị Ngọc Thuyên, Phạm Thị [], Nguyễn Thị Dậu
Hoàng tôn Lê Lựu, Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Liêm, tự [] phu nhân Đoạn Thị Ngọc Dương hiệu Đức Bảo, Trịnh Thị Ngọc Lộc
Trụ trì bản khám tỉ khưu tăng Thích Viết Chân Phúc Hiền [], Đỗ Bảo [] Chân Đạo Thái
Nhất bản xã hội chủ Phạm Văn Tú [], Phạm Văn Vật đạo hiệu Huyền Phủ tự Liễu Đạt, Nguyễn Kính
Nhất Đỗ giáp Xã trưởng Nguyễn Dực tiền 1 quan
Nguyên trụ trì bản khám Chân Đạo Tu Vũ Doãn Địch tự Phú Lương, [] Nguyễn Nhân Kiệt tự Đức Thiện, Nguyễn Thị Uông, [], Nguyễn Chiêu Độ tự Đức Thuần [], Nguyễn Văn Thắng [], Phạm Thị [][], Nguyễn [], Trịnh Thị Lộc
Tòng chính cung phủ Tăng thống Nguyễn Tuấn Đức, [], Phạm Thị Miên, [] Phạm Thị Lâu hiệu Từ Luyến, Phạm Thị Tạo hiệu Từ Đăng
Lão vãi Bùi Thị [], Hoàng Thị Luy, Trần Thị Đề hiệu Từ Chân, Phạm Thị Đặng, [], Đoạn Thị Dự hiệu Từ Lễ, Phạm Thị Cúc hiệu Từ Ngụ
Bùi Thị Biển hiệu Từ Ngạn, Đinh Thị Lâm hiệu Từ Bảo, Triệu Thị Lộc hiệu Từ [], Vũ Thị Khương hiệu [][], Lê Thị Ngọc Trân, Bùi Thị Quang hiệu Từ [], Phạm Thị Miễn hiệu Từ []
Bản tự sãi Phạm Duy Nhượng, vãi Đỗ Thị Hải.  .  .  . Vũ Thị Danh hiệu Từ Đức, Đinh Thị Canh,  [] Phạm Thị Úc,  [], Phạm Thị Đức
Nhất bản các quan viên lớn nhỏ xã Hậu Bổng [] Hà Văn Cảnh, Phạm Thị Ánh, Đào Thị []
Huyện sãi Hà Văn Hưng [], Bùi Thuật [], Phạm Thị Nguyệt.

Những mảnh đất nung của tháp Cửu phẩm được khai quật

  1. Kết luận

Được mệnh danh là vùng đất có nhiều tháp cửu phẩm liên hoa nổi tiếng của tỉnh đông, lại được các bậc vua chúa, hoàng thân lịch triều cho xây dựng nhiều chùa tháp. Sách Hải Dương phong vật chí cho biết Nguyên Phi Ỷ Lan tức Linh Nhân hoàng thái hậu là người rất tôn sùng kinh Phật, cho xây dựng nhiều chùa tháp. Các tháp ở Hải Dương đều đa phần được xây dựng hoặc tôn tạo vào thế kỷ XVI – XVII. Còn về tháp cửu phẩm liên hoa ở chùa Quang Minh qua ghi chép của các nguồn tư liệu chứng tỏ rằng đã từng hiện diện một ngôi bảo tháp bằng đất nung tại chùa, niên đại khoảng thời */Trần. Từ những dấu vết này, có thể làm căn cứu để tiến hành trùng kiến lại ngôi tháp này.

Nghiên cứu về các dấu vết của tháp cửu phẩm chùa Quang Minh xã Gia Lộc tỉnh Hải Dương nhằm bổ sung các cứ liệu hướng đến việc phục dựng lại tòa tháp này trong thời gian sắp tới.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đinh Khắc Thuân (cb) 2009, Địa phương chí tỉnh Hải Dương qua tư liệu Hán Nôm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  2. Trang Thanh Hiền (2006), Cửu phẩm liên hoa trong kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Thế Giới.
  3. Quang Minh tự sự tích kí hiệu A.1546 Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
  4. Thác bản văn bia ký hiệu 12968/12969, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
  5. Vũ Phương Đề, Công Dư tiệp kí
  6. Đoàn Trung Còn (1997), Phật học từ điển, quyển II, Nxb Tp. Hồ Chí Minh
  7. Nguyễn Tường Bách (1999), Từ điển Phật học, Nxb Thuận Hóa
  8. Thần tích làng Hậu Bổng, bản lưu tại Viện TTKHXH, ký hiệu TTTS009496.
  9. Thiền uyển kế đăng lược lục, bản chữ Hán, kí hiệu AC.158A, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

[1] Trong thống kê của Trang Thanh Hiền “ Cửu phẩm liên hoa trong kiến trúc cổ Việt Nam” hiện có 10 ngôi chùa có tháp Cửu phẩm  liên hoa thì chỉ có chùa Quang Minh bằng đất nung, đây là tháp có niên đại được xác định từ thời Trần và được tôn tạo năm 1620. Tiếc rằng chỉ còn lại vài mảnh vỡ.
[2] Phù đồ có nghĩa là tháp ngoài tháp Phật, phần lớn tháp là mộ phần của các cao tăng hoặc trụ trì, thường được xây bằng gạch và có nhiều tầng. Xây tháp 9 tầng là tháp lớn; ở đây còn chỉ cho việc thực hiện một thiện sự viên mãn.
[3] tháp cửu phẩm 9 tầng chia làm thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm, trong mỗi phẩm lại chia ra các phẩm  thượng trung hạ, tổng là 9 phẩm.
[4] (森羅萬象) Muôn tượng la liệt trong vũ trụ giống như trong rừng cây cối mọc um tùm. Trong Phật giáo, Sâm la vạn tượng đặc biệt chỉ cho thế giới hiện tượng tương đối với bản thể, vì tính chất thiên sai vạn biệt của thế giới hiện tượng, cho nên sâm la vạn tượng là 1 khái niệm đối lại với vạn pháp nhất như của bản thể (theo Từ điển Phật học online)
[5] Nữ Hoàng tức Nữ Oa, tương truyền bà là người dùng đá ngũ sắc luyện thạch bổ thiên (luyện đá vá trời).

Leave a comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Articles

Protected: Công cụ OCR và phiên dịch

There is no excerpt because this is a protected post.

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ

Bộ tạp chí Đuốc Tuệ (Thiếu một vài số, nguồn : http://thuvienphatgiao.com)...

Sách Ebook Phật giáo Nguyên Thủy

Tìm theo tên sách:   Achaan Naeb – Giáo Trình Thiền Minh...

Sách EBOOK Phật giáo

Tìm theo tên sách: Phần chung Bạch Tuyết – Lá Thư Bạn...